Trong ứng dụng của phong thủy học, cây hoa thường được dùng để xu cát tị hung, do đó các cây hoa khác nhau đều mang hàm nghĩa khác nhau. Các cây hoa sau đây với ý nghĩa mang lại cát tường:
Cây quất: (đồng âm với chữ cát trong tiếng Hán) chậu quất đã trở thành vật trang trí trong gia đình vào mỗi dịp Tết nguyên đán.
Cỏ kiết tường: nhỏ nhắn, xanh biếc quanh năm, trong bùn hay trong nước đều dễ sinh trưởng, tượng trưng cho “như ý cát tường”, còn được gọi là cây thụy thảo.
Cây thầu dầu: dễ sinh trưởng và sống lâu. Ở Trung Quốc, vào đêm Từ Tịch, trẻ con đều phải sờ vào cây thầu dầu, và đi vòng quanh nó mấy vòng để cầu xin mau ăn chóng lớn.
Cây hòe: được cho rằng đại diện cho “màu xanh”. Các triều đình xưa đều trồng tam hòe cửu cức (cây táo gai), các công khanh đại phu sẽ ngồi dưới nó, những người đối diện với tam hòe chính là tam công, sau này người đời bèn trồng cây hòe ở sân vườn.
Linh chi: từ xưa người ta đã coi nó là điềm may, các bức họa cát tường thường hay thấy miệng hưu hay miệng hạc ngậm lấy linh chi, dùng làm lễ vật chúc thọ.
Hoa mai: năm cánh hoa của nó được cho rằng năm vị thần cát tường, do đó có bức họa “mai khai ngũ phúc”.
Cây đào: được coi là tinh hoa của ngũ hành, có thể khắc chế trăm quỷ, nên bùa hoa đào được treo trên cửa vào mỗi dịp Tết, được cho rằng có tác dụng trấn yêu khử tà.
Cây liễu: có tác dụng giống như cây đào, treo cắm cành liễu trước cửa có thể đuổi tà.
Lá hương bồ, lá ngãi: vào Tết Đoan Ngọ, treo lá hương bồ, lá ngãi bên cạnh cửa, hoặc dùng ngãi làm thành “ngãi hổ” rồi đeo lên người, có thể có tác dụng giải độc trừ tà.
Cây bạch quả: nở hoa vào ban đêm con người không thể thấy được nên được cho là có âm linh, do đó các bùa ấn của thuật gia đều được khắc từ gỗ cây bạch quả.
Cây bách: kiên cường chính trực, được tôn lên đứng đầu trong các loại cây, được tôn là có thể đuổi yêu nghiệp. Cây bách thường được trồng bên cạnh các ngôi mộ
Thù du: theo phong thủy học, thù du là một loại thực vật may mắn, đeo nó có thể tránh được tai họa.
Cây bồ hòn: rất được tôn sùng. Loại cây cao to rụng lá này nở hoa trắng vào giữa tháng 5 và tháng 6, quả to hơn 1 chút so với quả sơn trà, khi sống có màu xanh còn khi chín có màu vàng, bên trong có một hột, cứng như là hạt châu. Phật giáo gọi nó là bồ đề tử, dùng để làm tràng hạt, có nó thì có thể “vô hạn” (không có tai họa bệnh tật)
Cây bầu (hồ lô): tại sao một trong bát tiên là Trương Quả Lão lại sử dụng “bảo hồ lô” để đựng rượu? Thì ra trong thuật phong thủy, quả bầu được cho rằng có thể đuổi tà, người xưa thường để nó trước cửa phòng và sau nhà. Thử nghiệm vật lý hiện đại đã chứng minh các đồ đựng có hình dạng “bảo hồ lô” có thể ngăn che sự quấy nhiễu của các loại sóng và bức xạ. Trương Quả Lão sử dụng “bảo hồ lô” để đựng rượu, ngoài đuổi tà ra, có thể bảo tồn mùi vị của rượu.
chưa có bình luận
Làm người đầu tiên bình luận