Đặt thời gian hái hoa Đà Lạt

Bạn muốn hái hoa tươi vào . Bạn cần cung cấp hoa tươi Đà Lạt giá sỉ các thông tin yêu cầu về :

Yêu cầu mua hoa Đà Lạt giá sỉ của bạn được gửi thành công - cảm ơn bạn!

Hoa Đà Lạt - hoa tươi Đà Lạt giá sỉ
Hoa Đà Lạt
Hoa tươi Đà Lạt giá sỉ

Thắc mắc về hoa tươi Đà Lạt?

Chúng tôi sẵn lòng giải đáp mọi vấn đề về hoa tươi Đà Lạt.

Liên hệ chúng tôi Zalo hoặc gọi: 0963 521 148

Nguồn gốc ý nghĩa của các cây phong thủy

Ở phía nam Trung Quốc, có một số ngôi làng còn giữ lại một rừng cây nhỏ, đa số là các loại cây lâu năm như cây long não, cây tùng, cây bách, cây lim. Nếu bạn là người tham quan thì nên nhớ là đừng có đụng vào chúng, bởi vì đây chính là cây phong thủy, cũng được gọi là cây thủy khẩu. Tất cả người dân sống ở đây đều không dám đụng đến một nhánh cây một ngọn cỏ ở nơi đó, vì sợ rằng sẽ phá hoại phong thủy của làng mình

Cây tùng

Tùng là loại cây được ca ngợi từ xưa đến nay, cây xanh quanh năm, vỏ thô như vẩy rồng, lá nhỏ như bờm ngựa, gặp sương tuyết cũng không héo rụng, trải qua ngàn năm cũng không chết. Lịch sử ghi lại, khi Tần Thủy Hoàng đi dạo chơi Thái Sơn thì mưa gió ập đến, nên ông đã trú mưa dưới cây tùng, sau phong cho cây này là “Tùng ngũ đại phu” nên câu nói: “trúc xưng quân tử, tùng hiệu đại phu” từ đó mà có. Cây tùng chịu được lạnh và khô hạn, trong đất đá khô cũng có thể sống được; vào mùa đông hay mùa hạ đều xanh tươi. Trong dân gian thường có câu: “phúc như Nam Hải trường lưu thủy, thọ tỷ Nam Sơn bất lão tùng. Trong các thư họa thường có “Tuế hàn tam hữu” (tùng, trúc, mai) với ý nghĩa cát tường. Trong thư họa, các dụng cụ, vật trang trí thường có “tùng bách đồng xuân”, “tùng cúc diên niên”, “tiên hồ tạp khánh” (cắm cành tùng, hoa thủy tiên, hoa mai, linh chi,… vào trong bình). Do đó, có thể nói: cây tùng là loại cây cát tường được phổ biến rộng rãi từ xưa đến nay.

Cây bách

– Hữu sinh đức giả, cố chữ tùng bạch. Bạch, tây phương chính sắc dã “không hùa cùng bọn xấu, kiên trinh hữu tiết, địa vị cao sang”. Trong sách “Học thuyết” của Trung Quốc có nói: “bách do bá dã, cố chữ tùng bạch” (trong tiếng Hán chữ Bách cũng như chữ Bá đều có Bạch). Tùng là “công”, bách là “bá”, trong ngũ tước “công hầu bá tử nam”, bá xếp vị trí thứ ba, nên cây bách cũng được “vị liệt tam công” (xếp vào hàng ngũ thứ ba).

–  Tương truyền, các ma quỷ thích ăn gan và não của người chết, sợ hổ, cây bách. Do đó, bên cạnh các âm trạch, lăng mộ thường trồng cây bách và dựng hổ đá. Các tâp tục dân gian Trung Quốc cũng thích sử dụng gỗ bách để trừ tà. Trong “Bản thảo cương mục” có nói: “vào tết nguyên đán lấy nó để ngâm rượu trừ tà” (Cây bách có tính bền, vững chắc, là loại cây lâu năm, có thể ăn được, các đạo gia thường lấy nó để làm thuốc, vào tết nguyên đán thì lấy nó ngâm rượu trừ tà.Con xạ hương ăn vào thì cơ thể có mùi thơm, còn phụ nữ ăn vào thì cơ thể sẽ nhẹ đi, đây cũng là hiệu quả của nó. Vào đời Thành Đế, một số thợ săn đã bắt gặp một cô gái không mặc quần áo ở núi Thung Nam, toàn thân đều là lông, nhảy qua các khe suối như bay vậy, bèn cùng nhau vây bắt. Hỏi chuyện mới biết cô ta là cung nữ của đời Tần, vì tránh loạn lạc mà trốn vào núi, đói rét không có cái ăn, một ông lão đã dạy cô ăn lá và quả của cây bách, tức thì không đói rét nữa, thân nhẹ như bay, đến đời Hán Thành Đế thì đã hơn 300 tuổi rồi)

–  Ngoài ra, dân gian còn cho rằng: “râu đỏ thường ăn quả bách, răng rụng lại mọc”, “ăn quả bách vào người càng sống lâu” hoặc “giao thừa uống rượu lá bách sẽ thêm thọ”. Trong quan niệm các dân gian, cây bách đồng âm với chữ “bách” (trăm) là cực số, cực ngôn nhiều và trọn vẹn, mọi việc đều lấy chữ “bách” (trăm), bao trùm toàn bộ, như bách sự (trăm sự), bách điểu (trăm con chim), bách xuyên (trăm con sông)… Do đó, các bức họa thường có: cây bách và các hình các vật “như ý” hợp thành “bách sự như ý” (trăm sự như ý), bách và trái quýt hợp thành “bách sự đại cát” (chữ “quýt” trong tiếng Hán gần âm với chữ “cát”. Ngày xưa, người Hàng Châu (Trung Quốc) có tập tục, tết Nguyên Đán đi xin xăm làm bằng cành bách, và đặt trái quýt lên miếng hồng khô, đây có nghĩa là bách sự đại cát. Vì chữ bách, thị (hồng), đại cát (trái quýt to) đồng âm với bách sự đại cát.

Cây quế

–   Loại giống của quế gồm đan quế (có hoa màu đỏ), kim quế (màu vàng), ngân quế (màu trắng), nở hoa vào tháng 8 âm lịch, nên người ta gọi tháng 8 là “quế nguyệt”. Hoa quế thơm lừng, có thể pha trà uống, có thể làm thuốc. Quế được xem là cây hoa mang đến vận may, xưa nay người ta vẫn gọi việc đậu khoa cử là “nguyệt trung chiết quế”, “chiết nguyệt quế” và sự tôn vinh hiển quý, tương lai sáng rạng của con cháu là “đan quế tề phương”. Ở Trung Quốc, vào đời Ngũ Đại, Đậu Vũ Quân của Yến Sơn sanh được năm đứa con trai và tất cả đều thành tài. Đại thành Phùng Đạo đã tặng cho câu thơ: “Yến Sơn đậu thập lang, giáo tử hữu nghĩa phương, linh xuân nhất chi lão, đan quế ngũ chi phương”. Trong “Tam Tự Kinh” cũng có ghi lại: “đậu Yến Sơn, hữu nghĩa phương, giáo ngũ tử, danh câu dương”.

–  Trong tiếng Hán, “quế” đồng âm với “quý”, nghĩa là vinh hoa phú quý. Có tập tục cô dâu mới phải đeo hoa quế để thơm và “quý”. Bức họa gồm có hoa quế và hạt sen là “liên sang quý tử” (liên tục sanh con trai), bức họa gồm có hoa quế và trái đào là “quý thọ vô cực”… Quế có hàm ý cát tường chính là vì sự đồng âm đó.

Thầu dầu

– Được coi là loại cây trường thọ, thuộc cát tường. Người xưa thường nói: “thượng cổ hữu đại xuân giả, dĩ bát thiên tuế vi xuân, bát thiên tuế vi thu”, điều này có thể thấy được tuổi thọ của cây thầu dầu. “Bản thảo cương mục” có ghi: “cây thầu dầu dễ sinh trưởng và sống lâu” nên mọi người thường lấy “xuân niên”, “xuân lệnh” để chúc thọ.

– Do cây thầu dầu sống thọ nên người ta có thói quen ví von nó như cha và ví cỏ hiên như mẹ. Đời Minh, trong “Kim thoa ký” của Chu Quyền có ghi: “bất hạnh xuân đình hữu tang, thâm lại tuyên đường huấn hải thành nhân”. Một số nơi (như vùng Lỗ Tây Nam ở Sơn Đông Trung Quốc) có tập tục là vào đêm giao thừa, trẻ em sờ vào cây thầu dầu và đi vòng quanh để cầu xin mau lớn và trường thọ.

Cây hòe

–  Dân gian có câu: “trước cửa một cây hòe, không phải bảo thì là tiền tài”. Cây hòe được coi là giống cây cát tường, được cho rằng là “linh tinh chi tinh”, có khả năng phân xử các tố tụng, kiện cáo.

–  Cho nên người ta trồng cây hòe trước sân một là lấy bóng râm, hai là lấy niềm may, kỳ vọng rằng con cháu sẽ thành đạt. Ngoài ra, cây hòe cũng có thể dùng làm thuốc. Trong “bản thảo cương mục” có ghi: “chồi non mới mọc của cây hòe có thể rửa sạch chiên chín rồi ăn, cũng có thể uống thay cho trà. Hoặc hái hạt hòe trồng trong ruộng, rồi hái mầm cây ăn sẽ tốt”. Hoặc theo “Danh y biệt lục” có ghi: “ăn vào có thể bổ đầu óc, tóc không bạc mà dài thêm”.

–  Cây hòe có lợi cho con người, thường được dùng để xanh hóa, và cũng không ít người dùng để bố trí phong thủy.

Cây ngô đồng

Cây ngô đồng là một loại của cây đồng, cây đồng gồm có cây trẩu, cây bào đồng, cây đồng hoa tím, cây đồng hoa trắng, ngô đồng… Cấy đồng có rất nhiều công dụng, gỗ của cây đồng không hề bị mục nát, dù gió thổi nắng chiếu cũng không đứt gãy, dù mưa tạt bùn dơ cũng không khô héo, dù khô hay ẩm cũng không biến chất, dù cây lim sống lâu năm cũng không bằng nó, có thể sánh với những cây quý trên đời. Cây trẩu có thể vắt dầu, cây bào đồng che nắng và ngô đồng được sử dụng làm đàn là tốt nhất. Trong “Hậu hán thư” có ghi: “Thái Ba đi dạo chơi núi Thái Sơn, thì thấy cây ngô đồng bị cháy và nghe tiếng nổ to, cho rằng: “đây là gỗ tốt, bèn lấy về làm đàn”. Ngô đồng được coi là “linh thụ”, có khả năng ứng nghiệm thời sự, nếu người làm vua biết bổ nhiệm kẻ hiền tài, thì ngô đồng sẽ mọc ở đông sương; ngược lại nếu ngô đồng không mọc, tức nước nhà thay chủ. Hơn nữa, cây ngô đồng còn có thể cho ta biết được năm tháng, khi lá rụng là báo hiệu mùa thu đến, nên dân gian thường có câu: “Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ tận tri thu”.

Cây trúc

– Dựa vào phân loại cây hoa học hiện đại, trúc thuộc họ thân lúa. Người Trung Quốc xưa cho rằng trúc “bất du bất cương, phi thảo phi mộc”. Từ xưa đến nay có rất nhiều từ phú ca tụng về trúc. Trúc có mối quan hệ mật thiết với dân sinh, có thể dùng để xây nhà, làm bút lông, làm giấy, dụng cụ gia đình và chạm trổ các bức tranh. Về môi trường sống, trúc không héo rụng khi gặp sương tuyết, qua bốn mùa vẫn tươi tốt, đẹp nhưng không lẳng lơ, trang nhã, mộc mạc đáng để thưởng lãm. Các văn nhân xem trúc như hiền nhân, quân tử. Trong “Dưỡng trúc ký” của Bạch Cư Dị có nói: “Trúc tự hiền, hà tai ? Trúc bản cố, cố dĩ thụ đức, quân tử kiến kỳ bản; tắc thi thiện kiến bất bạt giả. Trúc tâm không, không dĩ thể đạo, quân tử kiến kỳ tâm, tắc thi ứng dụng hư thụ giả. Trúc trinh tiết, trinh dĩ lập chí, quân tử kiến kỳ tiết, tắc thi để lệ danh hành, di hiểm nhất trí giả. Phu như thị, cố hiệu quân tử”. Sự cao phong lượng tiết của trúc khiến cho người ta xếp nó chung với các hiền giả, vì vậy có câu nói: “thà rằng ăn không có thịt, nhưng không thể ở mà không có trúc”. Trong các bức họa quý, người ta thường gọi trúc, tùng và mai là “tuế hàn tam hữu”, trúc, mai, nguyệt, thủy là “ngũ thanh đồ”, tùng, trúc, tuyên, lan và thọ thạch là “ngũ thụy đồ”; và thường được xuất hiện dưới ngòi bút của các họa gia.

– Trúc có nhiều loại, có thể có trên trăm loại. Rất nhiều trúc đều có ngụ ý văn hóa. Như: ban trúc (tây sương ký), từ trúc (cũng được gọi là hiếu trúc, trúc mẫu tử), trúc la hán, trúc kim lương ngọc, thiên trúc (thiên trúc nam đại trúc)… Nếu vẽ trúc chung với bí đỏ, hoa dừa cạn, lấy ý nghĩa của các từ đồng âm thì có thể tạo thành ngụ ý “thiên địa trường xuân”, “thiên trường địa cửu”. Trúc lại đồng âm với từ “chúc” nên có hàm ý chúc phúc tốt đẹp.

Hoa dạ hợp

Hoa dạ hợp thuộc cây cao to rụng lá, lá kép so le dạng lông vũ, ban đêm sẽ khép lại sáng giãn ra, tượng trưng cho sự ân ái êm ấm của vợ chồng và hôn nhân hạnh phúc, nên còn được gọi là cây “hợp hoan”. Bắt đầu từ đời Hán, hai chữ hợp hoan đã đi sâu vào văn hóa hôn nhân của Trung Quốc, có hợp hoan điện, hợp hoan bị, hợp hoan mão, hợp hoan kết, hợp hoan yếu và hợp hoan bôi. Có câu đối: “tính đế hoa khai thiên lý thụ, tân bội tửu tiếp hợp hoan bôi”. Hoa dạ hợp được văn nhân coi là cây hóa giải hận thù và phiền muộn. Họ cho rằng: “hợp hoan, nhất danh độc nhân phẫn, tắc tặng dĩ thanh đường, thanh đường nhất danh hợp hoa, năng vong phẫn”; hay “hợp hoan độc phẫn, tuyên thảo vong ưu”. Do đó, người ta thường trồng dạ hợp ở sân vườn bên cạnh nhà.

Cây táo

Táo là loại cây được trồng rất phổ biến, gỗ cứng có thể làm dụng cụ gia đình, điêu khắc, sách cổ thường gọi là “táo bản”; quả ăn vào có thể “bổ trung ích khí ăn lâu thần tiên”. Cây táo ra quả rất sớm, cây non có thể kết trái. Trong tiếng Hán, táo đồng âm với chữ “tảo” (sớm), phong tục dân gian đã từng vẽ táo chung với hạt dẻ (hoặc vải), vì đồng âm với “tảo lập tử” (sớm sinh con trai). Người ta thường mang táo và quế nguyên để làm quà tặng trong ngày hôn lễ, vì chúng đồng âm với “tảo sinh quý tử” (sớm sinh quý tử); ngoài ra, người ta cũng dùng táo, hạt dẻ và đậu phộng vào việc “tán tướng” trong đêm tân hôn để mang đến sự may mắn, thuận lợi.

Cây hạt dẻ

Hạt dẻ có thể ăn, có thể làm thuốc. Thời xa xưa, người ta dùng gỗ cây dẻ để làm phần chủ (linh bài của người chết), và gọi tông miếu thần chủ là “lật chủ”. Người xưa dùng nó để biểu thị sự chân thành của người phụ nữ và hạnh phúc gia đình như: “phu nhân chi chí, cụ tần phủ, tu táo lật” ; “phu phụ chí bất qua táo lật, dĩ cáo kiền dã” ; hoặc “đông môn chi lật, hữu tịnh gia thất”. Trong tiếng Hán, hạt dẻ (lật tử) đồng âm với “lập tử”, là vật cát tường để cầu tự. Táo, hạt dẻ, đậu phộng, rượu… thường được đặt trên bàn tân hôn, giữa giường hoặc trong lòng cô dâu để cầu xin sự may mắn.

Cây đào

Đào có xuất xứ từ Trung Quốc và mang nét văn hóa rất đặc sắc, trong quan niệm về tập tục dân gian, tôn giáo và thẩm mỹ, đều có sự đóng góp quan trong của nó. Đào có hoa màu đỏ, trắng, hồng phấn, đỏ sẫm, rất đẹp và đáng yêu. Người Trung Quốc thường lấy hoa đào để ví von các cô gái xinh đẹp, những chuyện liên quan đến phu nữ cũng đều mang chữ “đào”, ví dụ như: đaò hoa trang, đào hoa vận, đào sắc tin tức… Loại văn hóa này được truyền sang Nhật Bản, phong lữ trường (nhà tắm) của Nhật Bản có ghi rõ là “đào chi thang” , “tùng chi thang” (nhà tắm nữ, nhà tắm nam). Dân gian cho rằng đào có linh khí, nếu đào không nở hoa vào tháng 3 thì di báo sẽ có hỏa hoạn, do đó tháng 3 cũng gọi là “đào nguyệt”. Thần thoại Trung Quốc nói rằng cây đào có thể là do gậy thần của trời cũng có thể là do sao bắc đẩu biến thành; tuy nhiên dù là gì cũng đều mang sự thần kỳ. Trong sách “Thái Bình ngự giám” nói rằng: “đào dã, ngũ thuật chi tinh dã, cố yếm phục tà khí giả dữ. Đào chi tinh sinh tại quỷ môn, chế bách quỷ, cố kim tạo đào nhân cách trước môn, dĩ áp tà khí”. Đào có thể chế ngự trăm quỷ, nên quỷ rất sợ gỗ đào. Người xưa thường dùng gỗ đào làm thành các vật phẩm trừ tà, như: đào ấn, đào bùa, đào kiếm, đào nhân… Tết Đoan Ngọ, cắm cành đào lên trước cửa cũng là quan niệm tập tục đào có thể tránh tà khí. Ngoài ra, quả đào còn có tên là “tiên đào”, “thọ đào”, đây chủ yếu bắt nguồn từ thần thoại về cây bàn đào do Tây Vương Mẫu trồng, truyền thuyết 3000 năm ra hoa, 3000 năm kết trái, ăn vào có thể tăng thêm 600 tuổi. Hoa cây đào đẹp, quả tươi, lại dễ trồng, nên thường được trồng trên sân vườn của nhà ở.

Cây lựu

Cây lựu còn có tên là An Thạch Lựu, theo lịch sử Trung Quốc ghi lại, vào đời Hán Vũ Đế, cây lựu được mang từ An Thạch về Tây Vực nên được gọi là An Thạch Lựu. Nhưng trong y điểm của Mã Vương Đôi Hán Mộ lại ghi chép rằng trước thời Tây Hán, Trung Quốc đã có cây lựu, như bài thơ “Vịnh thạch lựu” của Lương Nguyên Đế: “đồ lâm ứng vi phát, xuân mộ chuyển tương thôi. Nhiên đăng nghi dạ hỏa, hại châu thắng tảo mai”. Trong văn hóa tập tục Trung Hoa, cho rằng “thạch lựu bách tử” là tượng trưng cho “đa tử đa phước”. Trên thực tế, hoa và quả lựu đỏ như lửa, quả lại có thể giải khát và giải rượu nên rất nhiều dân cư đã trồng nó trong sân vườn.

Cây quất

Khuất Nguyên từng lấy “cát tụng” để vịnh hình dạng, tính chất và phẩm cách của quất. Tính chất của quất sẽ thay đổi theo địa khí, trong “Chu lễ – khảo công ký” có nói: “cát du hoài nhi hóa vi tính… thử địa khí nhiên dã”. Quất có linh tính, truyền thuyết nói rằng có thể ứng nghiệm sự vật. Theo tương truyền: “Trần Hậu mơ thấy một đám người áo vàng vây thành, chặt đốn hết tất cả cây quất mọc quanh thành, Khi quân Tùy kéo đến, trên dưới đều mặc áo vàng, chẳng bao lâu việc quân Tùy tấn công vào thành đã ứng nghiệm”. Lại có người cho rằng quất là do sao Thiên Tuyền của Bắc Đẩu biến hóa thành. Ngoài ra, quất còn được xem là: “tuyền tinh tán vi cát”, giá trị thực tế của nó chủ yếu là quả tươi ngon ăn được, vỏ và hột có thể làm thuốc, trồng nó sẽ có lợi ích về kinh tế. Trong các tập tục dân gian, vì trong tiếng Hán, quất đồng âm với cát nên người ta lấy quất để xu cát cầu phúc, quất vàng có thể là điềm tốt. Do đó vào ngày tết Nguyên Đán, người dân thường xiên cành bách qua trái hồng khô, rồi đặt lên trái quất lớn, để cầu xin trăm sự may mắn.

Cây mai

Mai là loại hoa đặc trưng dùng để chưng trong ngày tết cổ truyền của dân tộc để kính nhớ tổ tiên và cầu may mắn. Mai nở hoa vào giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân “độc thiên hạ nhi xuân”, nên có tên là “hoa báo xuân” và được cho là “thiên hạ ưu vật”. Hoa mai được dùng để ví von phụ nữ, có người nói rằng hoa mai “quỳnh cơ ngọc cốt, vật ngoại giai nhân, quần phương lãnh tụ”, trúc được ví như chồng, mai được ví như vợ, các câu đối chúc mừng tân hôn thường có: “trúc mai song hỷ”, cả nam nữ thiếu niên cũng được gọi là “thanh mai trúc mã”. Phẩm cách của mai trong sạch hơn sương tuyết, nên được cho rằng bao gồm “tứ đức”. Người xưa nói: “mai cụ tức đức, sơ sinh vi nguyên, khai hoa vi hanh, kết tử vi lợi, thành thục vi trinh”. Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc – vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình, lại phù hợp với thuyết âm dương “ngũ hành” kim mộc thủy hỏa thổ của Trung Quốc. Các câu đối chúc thọ thường có: “mai khai ngũ phúc, trúc báo tam đa” (lá trúc có ba phiến), ngụ ý cát tường. Ngoài ra mai còn có vẻ đẹp “từ quý”: quý hy bất quý mật, quý lão bất quý nôn, quý sấu bất quý phì, quý hàm bất quý khai, nên có câu “mai khai nhị đổ” để hình dung vẻ đẹp của nó. Hy (thưa), lão (già), sấu (ốm), hàm (khép lại) là vẻ đẹp “tứ quý” của mai, điều này thường được biểu hiện dưới ngòi bút của các họa sĩ.

Hoa sen

–   Hoa sen có rất nhiều tên như hà hoa, thủy phù dung,… Ngó sen có thể ăn và làm thuốc, có tác dụng bổ sung ích khí; hạt sen có thể làm mát gan, giải nhiệt. Trong “Bản thảo cương mục” có nói: “các thầy thuốc lấy nó để ăn, trăm bệnh đều trị được”. Ngoài giá trị thực dụng, hoa sen còn là biểu tượng của Phật giáo. Quê nhà của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni có rất nhiều hoa sen, do đó Phật giáo thường lấy hoa sen để tự ví mình. “Bản thảo cương mục” có ghi: “thích thị dùng nó để tự ví, diệu lý câu toàn”. Sau khi nhà Đường lập Phật giáo làm quốc giáo, hoa sen rất được mọi người kính yêu. Nước phật được cho rằng chính là nơi ở của hoa sen và được gọi là “liên giới”, kinh Phật được gọi là “liên kinh”, Phật tọa được gọi là “liên tọa” hoặc “liên đài”, Phật tự được gọi là “liên vũ”, Tăng xá được gọi là “liên phòng”, cà sa được gọi là “liên y”,… Hình ảnh hoa sen cũng trở thành ký hiệu của Phật giáo, các kiến trúc, công trình và vật dụng của Phật giáo cũng đều có bức vẽ hoa sen. Ngoài ra, ở Trung Quốc, hoa sen được coi là quân tử và có ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống con người.

–   “Bản thảo cương mục” có nói: “rễ của hoa sen mọc dưới bùn dơ, nhưng vẫn tự giữ mình trong sạch; mềm mại nhưng rắn chắc, có khí tiết, tuy có non yếu nhưng vẫn mọc ra thân, lá, hoa và quả; rồi lại đâm chồi để có thể tiếp tục duy trì sự sống. Bốn mùa đều ăn được, làm cho người ta yêu thích, có thể nói là loại rễ quý !”. Những cây sen có 1 – 2 hoa được gọi là sen tịnh đế, tượng trưng cho sự kết hợp của nam và nữ, sự yêu thương của vợ chồng. Các câu đối chúc mừng thường có tỉ dực điểu vĩnh thê thường thanh thụ, tính đế hoa cửu khai cần kiệm gia”… Trong tiếng Hán, hoa sen đồng âm với chữ “liêm” (khiết), “liên” (sinh), dân gian có tập tục lấy nghĩa theo chữ đồng âm như: “nhất phẩm thanh liêm”, “liên sanh quý tử”… Tuy nhiên, đối với văn hóa của người dân Nhật Bản lại cho rằng hoa sen không trinh trắng và thanh khiết mà là loại hoa “hạ tiện”.

Phù dung

Phù dung chia làm thủy phù dung, và mục phù dung. Thủy phù dung còn được gọi là cây mộc liên, địa phù dung, cự tuyết… Cây phù dung có rất nhiều tại Tứ Xuyên (Trung Quốc), nở hoa vào mùa thu và mùa đông, nở rộ nhất vào những ngày sương giá. Vào đời Ngũ Đại, Thục Hậu ra lệnh Mạnh Sưởng trồng đầy cây mục phù dung bên ngoài thành Cung Uyển, rồi hoa nở như gấm nên sau này người ta gọi thành đô là Cẩm Thành, Dung Thành. Cây phù dung chịu được lạnh, gặp sương thì hoa nở rộ, nên còn có tên là “cự sương”. Trong tiếng Hán phù dung đồng âm với “phú vinh”, trong các bức vẽ thường được vẽ chung với hoa mẫu đơn để thành “vinh hoa phú quý” và đều có ngụ ý cát tường.

Hoa mẫu đơn

Hoa mẫu đơn thuộc cây bụi họ mao lương, còn có tên là “vua của các loài hoa”, “hoa phú quý”. Mẫu đơn là loại hoa nổi tiếng của Trung Quốc, có từ rất xa xưa. Loại giống hoa mẫu đơn rất đa dạng (hơn 269 loại) và được chia thành 6 loại phẩm lớn: thành phẩm, danh phẩm, linh phẩm, nhật phẩm, hãng phẩm và cụ phẩm. Tương truyền, khi vua Đường Huyền Tông đang ngắm hoa mẫu đơn đã từng hỏi rằng ai làm thơ vịnh hoa mẫu đơn hay nhất, có người tâu rằng câu thơ “thiên hương dạ nhiễm y, quốc sắc triều cam tửu” của Lý Chính Phong hay nhất, nên mẫu đơn có danh hiệu là “quốc sắc thiên hương”. Trong “Bản thảo cương mục” nói rằng: “trong các loại hoa, mẫu đơn đứng đầu, thược dược thứ hai, nên người đời gọi mẫu đơn là vua các loài hoa”. Đến đời Tống, mẫu đơn ở Lạc Dương được tôn sùng là thiên hạ đệ nhất, từ đó có tên gọi là “hoa Lạc Dương”. Hoa mẫu đơn xinh đẹp đẫy đà, nên gọi là “hoa phú quý” và được lưu truyền. Mẫu đơn là hoa phú quý quốc sắc thiên hương, từ xưa đến nay các danh nhân nhã sĩ thường dùng nó để làm tên của phòng sách, vườn hoa. Như “thiên hương đường” của Châu Tất Đại của đời Tống, “quốc sắc viên” của Châu Vương của đời Minh… Hoa mẫu đơn có sắc đẹp và tiếng tốt, ngụ ý cát tường, do đó trong lúc xây dựng vườn hoa, hoa mẫu đơn thường được đặt chung với thọ thạch để thành cảnh quan “trường mệnh phú quý”, và đặt chung với hoa dừa cạn để thành cảnh quan “phú quý trường xuân”.

Hoa hồng

Hoa hồng thuộc cây bụi thẳng đứng họ tường vy, là do 15 loại hoa tường vy lai tạp nhiều lần mà thành. Ở Trung Quốc có hơn 600 loại hoa hồng, mùa hoa nở rất dài, lại có tên là nguyệt nguyệt hồng; mỗi tháng nở một lần, bốn mùa đều không ngừng. Vào những năm 80 của thế kỷ 18, hoa hồng đã từ Ấn Độ truyền vào Châu Âu, lúc đó chiến tranh giữa Anh và Pháp nổ ra, nhưng cuối cùng đôi bên đã bắt tay giảng hòa và tặng hoa này lẫn nhau. Do đó người nước Anh đến nay vẫn tôn hoa hồng làm quốc hoa. Do hoa hồng bốn mùa đều nở và dân gian coi nó là điềm lành, nên có ngụ ý “tứ quý bình an”. Hoa hồng kết hợp với cây thiên trúc có ngụ ý tứ quý thường xuân”.

Cây bầu

Cây bầu thuộc loại thân dây leo rập rạp, quả kết sum suê, hạt lại rất nhiều, người Trung Quốc coi nó là loại cây cát tường tượng trưng cho con cháu phồn thịnh. Cành “man” (dây leo) đồng âm với từ “vạn”, ngụ ý vạn đại cẩm trường. Ngoài ra, cây bầu còn tránh được tà khí và ngăn chặn khí trường. Vào Tết Đoan Ngọ, dân gian có tập tục cắm cành đào, treo quả bầu lên cửa. Theo phân tích về phong thủy trường khí, các đường cong của quả bầu giống với hình dạng chữ “S” chứa chức năng thần kỳ của đường phân giới âm dương thái cực. Do đó, được ứng dụng để hóa sát trong phong thủy.

Thù du

Thù du có mùi hương rất đậm đà, chín vào trước hoặc sau ngày 9 tháng 9, có màu đỏ sẫm, theo tập tục dân gian, hái thù du vào ngày này treo trên đầu có thể tránh tà, diệt ma quỷ. Ngoài ra, nếu trồng thù du bên cạnh nhà có thể “tăng thêm tuổi thọ, trừ bệnh hoạn”; trồng bên cạnh giếng và bên bờ sông để lá cây rơi vào trong đó, con người uống nước này vào thì sẽ không bao giờ có bệnh dịch. Gấm vóc đời Hán có “Gấm thù du”, vải thuê có “hình thuê thù du”. Phiên hội họp dân gian vào lễ Trùng Dương ngày 9 tháng 9 của Trung Quốc cũng được gọi là “hội thù du”.

Xương bồ

Xương bồ là cây thân cỏ lâu năm, thường là cây mọc hoang, nhưng cũng thích hợp trồng trong vườn nhà. Tập tục dân gian cho rằng hoa của xương bồ rất quý, vị của nó khiến cho con người tăng thêm tuổi thọ. Vào thời xa xưa, người Trung Quốc cho rằng xương bồ là tái sinh của thiên tinh. Theo truyền thuyết, nếu ai nhìn thấy hoa xương bồ sẽ gặp may mắn, theo sự ghi chép trong “Lương thư” : “Thái tổ hoàng hậu Trương Thị đang ở trong phòng thì đột nhiên thấy xương bồ nở hoa trước sân, có màu sắc sáng rực, thật là hiếm có trên đời, nên rất kinh ngạc, hỏi các người hầu: “các người đã từng thấy nó chưa ?”, những người ấy đều trả lời rằng chưa. Hậu bèn nói: “ta nghe nói nếu nhìn thấy hoa xương bồ thì sẽ gặp may mắn”, do đó bèn hái để ăn và sinh ra Cao Tổ”. Do đó xương bồ đã được yêu thích và sử dụng rộng rãi trong dân gian, được coi là loại cây hoa cát tường dùng để tránh tà khí. Xương bồ cũng có giá trị trị bệnh. “Bản thảo cương mục” ghi rằng: “Xương bồ chủ yếu trị phong hàn tê thấp, khái nghịch thượng khí, khai tâm khổng, bổ ngũ tạng, thông cửu khiếu, minh mục nhĩ, xuất thanh âm. Ăn lâu thì thân sẽ nhẹ, tinh thần minh mẫn, sống thọ, ích tâm trí, cao chí bất lão”. Trong “Đạo tàng kinh – xương bồ kinh” có ghi: “Xương bồ, là loại cỏ tinh anh, là loại thuốc thần tiên. Thuốc của nó lấy ngũ đức phối hợp với ngũ hành, lá xanh, cây hoa, mấu trắng, tim vàng, rễ đen. Có thể trị toàn bộ các chứng bệnh về phong, tay chân tê cứng… chắc gân cốt, tăng tinh thần, nhuận ngũ tạng, bổ lục phủ, khai vị và huyết mạch, lợi răng miệng, thính tai sáng mắt, dưỡng da, khứ hàn nhiệt…”

5/5 - (1 bình chọn)

chưa có bình luận

Làm người đầu tiên bình luận

Ý kiến của bạn

Địa chỉ email là bắt buộc, địa chỉ website hoặc facebook là không bắt buộc .

Bài viết được quan tâm

Giữ cho hoa luôn tươi

Nên chọn mua hoa tươi còn nguyên gốc. Rửa lọ cắm sạch. Cắt cành xéo để tăng diện tích tiếp xúc với nước. Thay nước mỗi ngày cho hoa vào lúc sáng sớm. Nên đặt bình hoa ở nơi thoát mát. Thêm aspirin, B1, vitamin C vào nước cắm hoa sẽ giúp lọ hoa tươi lâu hơn.

Liên hệ chúng tôi

Chúng tôi cố gắng phản hồi nội dung bạn yêu cầu một cách sớm nhất

Nội dung yêu cầu được gửi thành công. Xin cảm ơn!

Zalo hoặc gọi: 0963 521 148